Hiện nay, các loại chất liệu vải ngày càng phong phú, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau. Trong đó, vải chống tĩnh điện là một trong những chất liệu có vai trò đặc biệt quan trọng. Để hiểu rõ hơn về khái niệm và lý do khiến nó được đánh giá cao trong thực tiễn, hãy cùng CITY89 khám phá qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu thêm:
- Vải Wool Là Gì? Phân Biệt 5 Loại Vải Wool Phổ Biến Được Yêu Thích Này
- Vải Modal Là Gì? 4 Điều Cần Biết Về Loại Vải Được Yêu Thích Này
- Những Điều Bạn Cần Biết Về Vải Tằm Ý Trước Khi Lựa Chọn Cho Trang Phục
1. Vải chống tĩnh điện là gì?
Vải chống tĩnh điện là loại vải được thiết kế để ngăn ngừa sự hình thành và tích tụ tĩnh điện, đặc biệt là trong các môi trường nhạy cảm như điện tử, y tế, hàng không và phòng sạch. Loại này được sản xuất từ sợi polyester kết hợp với sợi carbon. Sợi carbon trong vải giúp ngăn chặn sự tích tụ điện hiệu quả, bảo vệ người sử dụng và môi trường xung quanh.
Ngoài khả năng đó, vải còn làm giảm thiểu nguy cơ cháy nổ và bảo vệ các sản phẩm, linh kiện. Đặc biệt, loại này có nhiều ưu điểm vượt trội như khả năng chống dầu, thấm nước, dễ làm sạch và kháng khuẩn, mang lại sự an toàn và thoải mái khi sử dụng.

2. Đặc điểm của vải chống tĩnh điện
Loại này có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực quan trọng, đặc biệt là trong các không gian phòng sạch. Chính vì vậy, nên vải sở hữu những đặc điểm nổi bật như sau:
- Thành phần chủ yếu là 98% sợi polyester và 2% sợi carbon, mang lại khả năng dẫn điện tốt và hiệu quả trong việc chống tĩnh điện.
- Để đạt hiệu quả tối ưu, khoảng cách giữa các sợi carbon cần nằm trong phạm vi 106 – 109 Ω. Khoảng cách lớn sẽ tăng khả năng chống tĩnh điện, tuy nhiên giá thành cũng sẽ cao hơn.
- Đặc điểm nổi bật là khả năng không hút bụi và không tạo ra bụi vải giúp giữ vệ sinh và bảo vệ các thiết bị nhạy cảm.
- Chất liệu mềm mại, dễ dàng lau chùi và thuận tiện vệ sinh linh kiện, giúp chúng luôn sạch sẽ và bảo đảm hiệu quả hoạt động.
- Đa dạng về màu sắc, phù hợp với nhu cầu và sở thích của khách hàng.
- Với khả năng thấm nước tốt, nên rất thích hợp cho việc sử dụng trong các môi trường công nghiệp và phòng sạch.
3. Phân loại vải chống tĩnh điện
Sau khi đã nắm rõ được khái niệm “vải chống tĩnh điện là gì”, thì hãy tìm hiểu cách phân loại và nhận diện loại vải đặc biệt này. Dưới đây là ba phương pháp phân loại:
- Loại 1, theo cách dệt sợi carbon chống tĩnh điện: Vải dệt sọc ngang có các sợi carbon được dệt với khoảng cách 0,5mm. Còn vải dệt theo kiểu kẻ caro có sợi carbon được dệt vuông góc với nhau theo tỷ lệ 0,5cm x 0,5cm.
- Loại 2, theo cấp độ: Được phân loại theo tiêu chuẩn phòng sạch, bao gồm cấp 0-10 cho độ sạch tối đa, cấp 10-100 cho độ sạch cao và cấp 100-1000 cho độ sạch trung bình.
- Loại 3, theo nguồn gốc xuất xứ: Được xuất xứ từ nhiều quốc gia khác nhau như Hàn Quốc, Trung Quốc,… mang đến sự đa dạng về chất lượng và giá thành cho người sử dụng.

4. Ứng dụng của vải chống tĩnh điện
4.1. Ứng dụng trong ngành công nghiệp
Chất liệu này được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như sản xuất dầu mỏ, hóa chất, giao thông vận tải và các công ty dược phẩm,… Những lĩnh vực này đòi hỏi môi trường làm việc có độ sạch cao và được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo chất lượng sản phẩm và bảo vệ an toàn cho người lao động.
4.2. Ứng dụng trong an toàn lao động
Bên cạnh đó, còn được sử dụng trong đồng phục lao động nhằm bảo vệ người lao động khỏi nguy cơ tĩnh điện. Các sản phẩm làm được sản xuất như đồng phục lao động, quần áo bảo hộ, mũ, khẩu trang, găng tay, giày chống tĩnh điện,… Điều này giúp phân tán điện tích và giảm thiểu nguy cơ sự cố tĩnh điện trong môi trường làm việc.

5. Cách lựa chọn vải chống tĩnh điện
Hiểu rõ về vải chống tĩnh điện sẽ giúp cho việc lựa chọn loại vải phù hợp cho phòng sạch, đảm bảo môi trường làm việc an toàn và hiệu quả. Nên chọn loại có thành phần 99% sợi polyester và 1% sợi carbon. Bởi vì sợi polyester thường không tạo bụi, rất thích hợp cho các điều kiện phòng sạch, còn sợi carbon giúp ngăn chặn tĩnh điện, hạn chế nguy cơ phóng điện.
Tiếp theo, cần phải xem xét kiểu dệt của vải. Vải dệt sợi sọc 5mm thích hợp cho các môi trường yêu cầu kiểm soát tĩnh điện vừa phải, còn vải dệt lưới 5mm phù hợp với phòng sạch tiêu chuẩn. Đối với các phòng sạch cấp cao hơn thì vải lưới 2.5mm sẽ là lựa chọn hợp lý. Hãy chọn vải tùy vào yêu cầu về độ sạch, ngành nghề để có thể đảm bảo hiệu quả tối đa trong việc chống tĩnh điện và bụi bẩn.
Kết luận
Trong bài viết này, CITY89 đã giải thích chi tiết vải chống tĩnh điện là gì và những ứng dụng của chất liệu này trong thực tế. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ mang lại những kiến thức hữu ích cho bạn.